##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định “Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ trách nhiệm giữa Chính phủ với các bộ, ngành; giữa Chính phủ, các bộ, ngành với chính quyền địa phương,...bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất[1]. Chủ trương phân cấp, phân quyền đã được Đảng ta khẳng định và được thể chế hóa trong Hiến pháp 2013. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật từng bước được hoàn thiện với các quy định về phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và chính quyền địa phương cũng như giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực, tạo sự chủ động hơn cho chính quyền địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong xây dựng pháp luật thì pháp luật về phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương vẫn còn những hạn chế nhất định, làm giảm hiệu quả công tác quản lý nhà nước tại địa phương, các hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cần phải có những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới.


 


[1] Đảng Cộng sản Việt Nam , Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, 2021, tr177

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Lý Nam Hải, & Hoàng Thị Vĩnh Quỳnh. (2024). PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CẤP, PHÂN QUYỀN GIỮA TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM: MỘT SỐ HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN. TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN, (58), 29. Truy vấn từ https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/365
Chuyên mục
Các bài báo