https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/issue/feed TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN 2024-10-31T16:48:03+07:00 Open Journal Systems <p>- <strong>Tên:</strong> Tạp chí Pháp luật và thực tiễn<br />- <strong>Giấy phép hoạt động báo chí in</strong>: số 296/GP-BTTTT ngày 06/06/2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.<br />- <strong>Tổng biên tập</strong>: PGS.TS. Đoàn Đức Lương.<br />- <strong>Tôn chỉ, mục đích</strong><br /> + Đăng tải các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực pháp luật và thực tiễn;<br /> + Cập nhật thông tin về khoa học pháp lý nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu của cán bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên.<br />- <strong>Đối tượng phục vụ</strong>: Cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà Trường và bạn đọc quan tâm.</p> <p>- <strong>Phạm vi phát hành chủ yếu:</strong> Khu vực miền Trung - Tây Nguyên.<br />- <strong>Trụ sở Toà soạn:</strong><br /> + Địa chỉ: Đường Võ Văn Kiệt, Phường An Tây, thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế;<br /> + SĐT: 0234.3935665 Fax:0234.3935299</p> <p> + Website: <a href="http://www.hul.edu.vn/" target="_blank" rel="noopener">www.hul.edu.vn</a><br /> + Email: <a href="https://mail.google.com/mail/?view=cm&amp;fs=1&amp;to=tcpltt%40hul.edu.vn&amp;authuser=1" target="_blank" rel="noopener">tcpltt@hul.edu.vn</a></p> <p> </p> https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/399 PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG MUA BÁN CĂN HỘ CHUNG CƯ 2024-10-29T16:46:20+07:00 PHỤNG CHI CHÂU chauphungchi@gmail.com <p>Trong quan hệ mua bán căn hộ chung cư, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là những quy định nhằm ngăn ngừa hoặc phòng chống những hành vi xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng trong quá trình giao dịch, mua bán căn hộ. Điều này đặc biệt quan trọng vì người tiêu dùng thường là nhóm yếu thế, và việc bảo vệ quyền lợi của họ đóng vai trò quan trọng trong xây dựng một thị trường bất động sản công bằng và minh bạch. Các quy định này bao gồm: hợp đồng mua bán căn hộ chung cư; trách nhiệm của chủ đầu tư; trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của cơ quan quản lý nhà nước. Bài viết tập trung phân tích thực trạng pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động mua bán căn hộ chung cư từ góc độ Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản, trong mối tương quan với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.</p> 2024-10-29T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/390 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 2024-10-28T09:03:03+07:00 MỘNG ĐIỆP ĐÀO diepdm@hul.edu.vn LÊ QUỲNH CHI HÀ hlqchi@hueuni.edu.vn <p>Trong những năm gần đây, ở nước ta, các tranh chấp trong lĩnh vực lao động, đặc biệt là tranh chấp hợp đồng lao động (HĐLĐ) ngày càng trở nên phổ biến và đó dường như là một tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường. Nhà nước đã ban hành Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 để điều chỉnh quá trình giải quyết loại tranh chấp này hiệu quả, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong các quy định pháp luật hiện hành. Bài viết đánh giá thực trạng pháp luật và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp HĐLĐ trong giai đoạn hiện nay.</p> 2024-10-28T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/391 BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG KHI ÁP DỤNG ĐIỀU KHOẢN CHỌN LUẬT TRONG HỢP ĐỒNG TIÊU DÙNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI - KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM 2024-10-28T09:16:33+07:00 THỊ KIM DUYÊN NGUYỄN ntkduyen-qt@hcmulaw.edu.vn XUÂN THÔNG NGUYỄN xuanthong361@gmail.com VŨ NHẬT LAN NGUYỄN nhatlan0903ltk@gmail.com <p>Trong hợp đồng tiêu dùng có yếu tố nước ngoài, thông thường, bên sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ (thường được gọi là “bên chuyên nghiệp”) sẽ có nhiều ưu thế hơn về mặt thông tin hay khả năng đàm phán so với người tiêu dùng. Lợi dụng điều này, hầu hết các điều khoản trong hợp đồng, bao gồm điều khoản chọn luật áp dụng, đều thường do bên chuyên nghiệp soạn thảo sẵn nhằm tạo ra những điều kiện bất lợi cho phía người tiêu dùng. Vì vậy, bài viết này sẽ tập trung nghiên cứu các phương pháp bảo vệ người tiêu dùng từ các quốc gia khác nhau trên thế giới bằng việc tác động đến quyền tự do thỏa thuận luật áp dụng của các bên trong hợp đồng. Từ đó, nhóm tác giả sẽ kết luận được rằng phương pháp nào là hiệu quả, phù hợp nhất với Việt Nam hiện nay</p> 2024-10-28T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/392 PHÁP LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRỰC TUYẾN CỦA NGƯỜI CÓ ẢNH HƯỞNG – GỢI MỞ CHO VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM 2024-10-28T09:22:39+07:00 THỊ HIỀN PHẠM pthien@hcmulaw.edu.vn <p>Hoạt động quảng cáo trực tuyến của người có ảnh hưởng đã và đang có sự phát triển đáng kể trong những năm gần đây, trở thành một trong những hình thức quảng cáo trực tuyến phổ biến và hiệu quả nhất. Hoạt động này một mặt mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng nhưng mặt khác cũng đặt ra một số thách thức và tiềm ẩn rủi ro cho người tiêu dùng. Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích về tác động của hoạt động quảng cáo trực tuyến của người có ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - góc nhìn từ quy định của pháp luật Liên minh châu Âu. Từ đó tác giả gợi mở hướng hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động quảng cáo trực tuyến của người có ảnh hưởng.</p> 2024-10-28T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/393 LỰA CHỌN, CỐNG BỐ, HỦY BỎ ÁN LỆ TẠI VIỆT NAM - SO SÁNH VỚI HOA KỲ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 2024-10-28T09:31:58+07:00 LINH HUÂN TRẦN tlhuan@hcmulaw.edu.vn PHẠM THANH HOA NGUYỄN nguyenphamhoa.28042001@gmail.com <p>Bài viết tập trung phân tích, đánh giá, chỉ ra một số điểm còn hạn chế, bất cập trong quy trình lựa chọn, công bố, hủy bỏ án lệ tại Việt Nam trên cơ sở so sánh với Hoa Kỳ, từ đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động lựa chọn, công bố, hủy bỏ án lệ tại Việt Nam để phục vụ kịp thời cho hoạt động xét xử.</p> 2024-10-28T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/403 HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BIỆN PHÁP CẦM GIỮ TÀI SẢN VÀ BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU 2024-10-31T16:48:03+07:00 QUANG HỢP MAI hop.mai@eiu.edu.vn NGỌC HUY NGUYỄN huynn@hul.edu.vn <p>Lần đầu tiên, Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 ghi nhận cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu là hai trong chín biện pháp bảo đảm đã mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng. Các biện pháp bảo đảm được hình thành và thừa nhận với mục đích nhằm bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho bên nhận bảo đảm khi các bên còn lại không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, vi phạm nghĩa vụ khi tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch dân sự. Trong qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về hai biện pháp bảo đảm mới trong BLDS 2015, tác giả cho rằng còn nhiều vấn đề cần bàn luận và trao đổi thêm về quy định của hai biện pháp này liên quan đến: đối tượng và phạm vi điều chỉnh; quyền và nghĩa vụ các bên; về xử lý tài sản bảo đảm, để từ đó, đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện nội dung của quy định về biện pháp cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu. Việc bình luận hai biện pháp nêu trêncó tham chiếu quy định pháp luật về cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu của một số nước trên thế giới.</p> 2024-10-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/395 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỘI DÂM Ô ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 2024-10-28T09:47:54+07:00 HỒNG MINH KIM NGUYỄN knhminh@hcmulaw.edu.vn <p>Trong lĩnh vực pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng, Việt Nam đã thể hiện nhiều tiến bộ trong việc tăng cường pháp luật để bảo vệ đối tượng bị xâm hại tình dục. Qua nghiên cứu cụ thể các quy định pháp lý liên quan đến tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, tác giả nhận thấy các quy định này đã có một số thành công nhất định, tuy nhiên những quy định này chưa thực sự hoàn thiện mà vẫn còn nhiều vướng mắc trong xác định hành vi khách quan trên thực tiễn. Thông qua bài viết này tác giả đưa ra nhìn nhận về những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại trong khung pháp lý đối với tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi đồng thời đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật để xử lý có hiêu quả tội phạm này</p> 2024-10-28T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/396 SỞ HỮU CHÉO TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM: MINH BẠCH THÔNG TIN THEO TIÊU CHUẨN CỦA TỔ CHỨC HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 2024-10-28T09:53:24+07:00 THỊ KIỀU TRINH ĐỖ trinhdtk@hul.edu.vn LƯU LAN PHƯƠNG NGUYỄN phuongnll@hul.edu.vn <p>Minh bạch thông tin là một giải pháp tối ưu trong việc hạn chế tình trạng sở hữu chéo trong các doanh nghiệp, đặc biệt là trong công ty cổ phần. Tình trạng này có thể tạo ra một mạng lưới sở hữu phức tạp dẫn đến xung đột lợi ích, khó kiểm soát và ảnh hưởng đến nhiều yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn vong của công ty, trong đó có tính minh bạch. Mặc dù pháp luật Việt Nam đã có những quy định trong việc yêu cầu nâng cao tính minh bạch trong quản trị công ty cổ phần, tuy nhiên đây mới chỉ là những yêu cầu công bố thông tin mang tính chất cơ bản và chưa thực sự đi theo các tiêu chuẩn và thông lệ hiện hành trên thế giới như nguyên tắc về quản trị công ty của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Do đó, bài viết tập trung nghiên cứu về tính minh bạch thông tin trong công ty cổ phần theo các tiêu chuẩn của OECD. Từ đó, chỉ ra những điểm còn bất cập, hạn chế và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm minh bạch thông tin trong hoạt động quản trị công ty cổ phần</p> 2024-10-28T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/397 THỦ TỤC PHÁT HÀNH CHỨNG QUYỀN CÓ BẢO ĐẢM THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 2024-10-28T09:59:16+07:00 THANH TRUYỀN NGUYỄN thanhtruyen261296@gmail.com <p>Phát hành chứng quyền có bảo đảm là hoạt động của công ty chứng khoán nhằm tạo ra sản phẩm chứng quyền có bảo đảm hoàn chỉnh trên thực tế và đưa vào giao dịch trên thị trường chứng khoán. Đây là một quy trình phức tạp với sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, đòi hỏi tính chính xác và sự tuân thủ pháp luật rất lớn. Do đó, thủ tục phát hành chứng quyền có bảo đảm được pháp luật điều chỉnh khá chi tiết nhằm hạn chế những sai sót, kiểm soát những sản phẩm đã phát hành và đảm bảo an toàn cho các chủ thể liên quan. Bài viết sẽ hệ thống, phân tích các quy định pháp luật hiện hành về thủ tục phát hành chứng quyền có bảo đảm tại Việt Nam và đề xuất một số khuyến nghị hoàn thiện.</p> 2024-10-28T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/398 DẤU CỦA DOANH NGHIỆP: NGHIÊN CỨU SO SÁNH PHÁP LUẬT SINGAPORE, ÚC VÀ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM 2024-10-28T10:04:10+07:00 KHÁNH TÙNG NGÔ nktung@hcmulaw.edu.vn THANH MAI THỊ NGUYỄN nguyenthithanhmai@tdtu.edu.vn <p>Dấu của doanh nghiệp là một trong những vấn đề pháp lý được nhà làm luật quan tâm. Minh chứng là qua từng thời kỳ, cơ chế pháp lý về dấu của doanh nghiệp đã có nhiều sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả phân tích, khái lược quy định của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam về dấu của doanh nghiệp, đồng thời trên cơ sở nghiên cứu pháp luật của Singapore và Úc, nhóm tác giả đưa ra nhận xét và đề xuất cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về dấu của doanh nghiệp trong những giai đoạn tiếp theo.</p> 2024-10-28T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN