TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl <p>- <strong>Tên:</strong> Tạp chí Pháp luật và thực tiễn<br />- <strong>Giấy phép hoạt động báo chí in</strong>: số 296/GP-BTTTT ngày 06/06/2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.<br />- <strong>Tổng biên tập</strong>: PGS.TS. Đoàn Đức Lương.<br />- <strong>Tôn chỉ, mục đích</strong><br /> + Đăng tải các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực pháp luật và thực tiễn;<br /> + Cập nhật thông tin về khoa học pháp lý nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu của cán bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên.<br />- <strong>Đối tượng phục vụ</strong>: Cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà Trường và bạn đọc quan tâm.</p> <p>- <strong>Phạm vi phát hành chủ yếu:</strong> Khu vực miền Trung - Tây Nguyên.<br />- <strong>Trụ sở Toà soạn:</strong><br /> + Địa chỉ: Đường Võ Văn Kiệt, Phường An Tây, thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế;<br /> + SĐT: 0234.3935665 Fax:0234.3935299</p> <p> + Website: <a href="http://www.hul.edu.vn/" target="_blank" rel="noopener">www.hul.edu.vn</a><br /> + Email: <a href="https://mail.google.com/mail/?view=cm&amp;fs=1&amp;to=tcpltt%40hul.edu.vn&amp;authuser=1" target="_blank" rel="noopener">tcpltt@hul.edu.vn</a></p> <p> </p> vi-VN Thu, 12 Dec 2024 14:29:31 +0700 OJS 3.3.0.5 http://blogs.law.harvard.edu/tech/rss 60 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CÓ ĐỐI TƯỢNG LÀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/408 <p>Trọng tài thương mại là một hình thức giải quyết tranh chấp ngày càng phổ biến trong điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay. Với ưu điểm như hiệu quả, nhanh chóng, linh hoạt và có tính bảo mật mật cao, phù hợp trong rất nhiều các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực hợp đồng chuyển giao công nghệ. Bên cạnh những ưu điểm, vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định như xác định các tranh chấp trong hợp đồng chuyển giao công nghệ, nhất là hợp đồng chuyển giao công nghệ có đối tượng quyền sở hữu công nghiệp thuộc thẩm quyền của trọng tài; thực tiễn giải quyết các tranh chấp trên bằng phương thức trọng tài. Bài viết làm rõ quy định của pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển giao công nghệ có đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bằng trọng tài, những bất cập và nguyên nhân. Từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng trên bằng trọng tài thương mại.</p> Đỗ Thị Diện Bản quyền (c) 2024 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/408 Thu, 12 Dec 2024 00:00:00 +0700 ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT NHÀ Ở NĂM 2023 VỀ QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC HOÀN THIỆN https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/409 <p>Luật Nhà ở năm 2023 tiếp tục kế thừa Luật Nhà ở năm 2014 và bổ sung một số quy định mới về quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cá nhân nước ngoài. Bài viết này sẽ phân tích các quy định liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam theo Luật Nhà ở năm 2023, trên cơ sở so sánh đối chiếu với các quy định hiện hành cũng như các quy định của pháp luật có liên quan như Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai,... từ đó chỉ ra một số nội dung cần tiếp tục làm rõ, gợi mở hướng hoàn thiện các quy định hướng dẫn nhằm triển khai có hiệu quả Luật Nhà ở năm 2023 và các luật khác có liên quan.</p> Nguyễn Thị Mỹ Nương, Ngô Gia Hoàng Bản quyền (c) 2024 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/409 Thu, 12 Dec 2024 00:00:00 +0700 PHÁP LUẬT VỀ THỊ TRƯỜNG TÍN CHỈ CARBON BẮT BUỘC TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/410 <p>Việt Nam đã tham gia vào cam kết net-zero với mục tiêu cắt giảm khí thải tối đa vào năm 2050. Tuy nhiên, so với các quốc gia phát triển khác thì tại Việt Nam hệ thống pháp luật về thị trường tín chỉ Carbon bắt buộc cũng như nguồn lực tài chính của Chính phủ và các doanh nghiệp vẫn còn rất eo hẹp. Chưa kể tới đặc thù của một quốc gia đang phát triển, cơ cấu kinh tế của nước ta vẫn còn đang chú trọng vào các ngành thâm dụng năng lượng, khiến cho chi phí chuyển đổi của nước ta rất lớn so với các quốc gia đã chuyển sang nền kinh tế tri thức. Trong bối cảnh như vậy, thị trường tín chỉ carbon bắt buộc là một công cụ vô cùng cần thiết cho các doanh nghiệp và cả chính phủ trong việc huy động nguồn vốn cần thiết cho cam kết net-zero. Chính vì vậy, tác giả sẽ nghiên cứu quy định pháp luật, cũng như thực tiễn việc tổ chức&nbsp; thị trường tín chỉ carbon bắt buộc tại một số quốc gia trên thế giới, qua đó đề xuất một số gợi mở cho Việt Nam.</p> Nguyễn Ngọc Khánh Linh, Nguyễn Duy Thanh Bản quyền (c) 2024 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/410 Thu, 12 Dec 2024 00:00:00 +0700 SỰ GIA TĂNG RỦI RO TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRONG PHÁP LUẬT CỦA ĐỨC, BỘ NGUYÊN TẮC LUẬT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CHÂU ÂU VÀ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/411 <p>Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 ra đời với nhiều nội dung được cải tiến, tuy nhiên ngoài những mặt làm được thì còn tồn tại một số vấn đề chưa thể giải quyết triệt để, đặc biệt là với quy định về sự gia tăng rủi ro. Trên cơ sở phân tích Đạo luật Hợp đồng bảo hiểm năm 2008 của Đức, Bộ nguyên tắc Luật hợp đồng bảo hiểm Châu Âu (PEICL), bài viết làm rõ các hạn chế đối với quy định này; đồng thời nhờ những tiến bộ của văn bản quốc tế các giải pháp hữu ích sẽ được đề xuất, góp phần hoàn thiện pháp luật.</p> Nguyễn Minh Phú Bản quyền (c) 2024 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/411 Thu, 12 Dec 2024 00:00:00 +0700 BỔ SUNG ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TRONG DỰ THẢO LUẬT VIỆC LÀM (SỬA ĐỔI) TỪ KINH NGHIỆM PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC VÀ THÁI LAN https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/412 <p>Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chế độ an sinh xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần ổn định và duy trì cuộc sống của những người lao động đang trong tình trạng thất nghiệp, thu nhập không ổn định. Hiện nay, chính sách về bảo hiểm thất nghiệp đang được bổ sung, hoàn thiện trong Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi). Bài viết phân tích các quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) trong sự đối sánh với Luật Việc làm năm 2013. Đồng thời, kiến nghị bổ sung nhóm người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam vào đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm từ pháp luật Trung Quốc và Thái Lan.</p> Nguyễn Tấn Hoàng Hải, Trần Bảo Khanh Bản quyền (c) 2024 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/412 Thu, 12 Dec 2024 00:00:00 +0700 KINH DOANH QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐÃ CÓ HẠ TẦNG KỸ THUẬT THEO LUẬT KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN NĂM 2023 https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/413 <p>Luật kinh doanh bất động sản năm 2023 quy định hình thức kinh doanh bất động sản dưới dạng kinh doanh quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản. Đây tuy không phải hình thức kinh doanh hoàn toàn mới, nhưng cách tiếp cận của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 đã có nhiều thay đổi. Bài viết này nhằm tìm hiểu, phân tích các quy định của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 trong mối quan hệ tương quan với các luật khác. Từ đó đề xuất những nội dung cần làm rõ, góp phần đảm bảo đồng bộ, rõ ràng trong quá trình áp dụng quy định của pháp luật.</p> Phạm Thị Minh Trang Bản quyền (c) 2024 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/413 Thu, 12 Dec 2024 00:00:00 +0700 PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/414 <p>Đánh giá tác động môi trường là công cụ quản lý môi trường quan trọng của Nhà nước nhằm góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững, hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội theo hướng hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường bền vững. Việt Nam với lợi thế là một trong những quốc gia có tiềm năng phát triển Năng lượng tái tạo nói chung và năng lượng mặt trời lớn đã và đang thúc đẩy việc phát triển dạng năng lượng này với rất nhiều chính sách khuyến khích, ưu đãi hỗ trợ phát triển, đặc biệt tập trung phát triển dạng năng lượng mặt trời nhằm hướng tới mục tiêu giảm phát thải carbon ở mức 0% vào năm 2050 theo cam kết của Việt Nam tại COP26. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế, những giá trị tích cực cho nền kinh tế và giảm phát thải ra môi trường mà năng lượng mặt trời mang lại, việc phát triển dạng năng lượng này tiềm ẩn không ít những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và tính thiếu ổn định trong quá trình phát triển.Vì vậy, cần xác định hoạt động Đánh giá tác động môi trường là một trong những công cụ quản lý nhà nước quan trọng và cần thiết đối với hoạt động phát triển điện năng lượng mặt trời. Bài viết phân tích thực tiễn pháp luật và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật đánh giá tác động môi trường đối với các dự án điện năng lượng mặt trời nhằm thúc đẩy, phát huy những thế mạnh, ưu điểm của năng lượng mặt trời, đồng thời đánh giá tác động môi trường sẽ là công cụ hữu hiệu trong vấn đề quản lý, kiểm soát việc phát triển dạng năng lượng này một cách bền vững, hiệu quả.</p> Phan Đình Minh Bản quyền (c) 2024 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/414 Thu, 12 Dec 2024 00:00:00 +0700 ĐỐI TƯỢNG THAM GIA, PHẠM VI HƯỞNG, MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC– MỘT SỐ KINH NGHIỆM GỢI MỞ CHO VIỆT NAM https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/415 <p>Bộ Y tế đã xây dựng Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế và dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV vào tháng 5 năm 2024. Tuy nhiên, một số quy định của Dự thảo Luật cần được nghiên cứu và trao đổi trên cơ sở học hỏi các quốc gia trên thế giới. Trong đó, phải kể đến Cộng hòa liên bang Đức với hệ thống bảo hiểm y tế lâu đời nhất thế giới. Bài viết này tập trung phân tích, so sánh quy định bảo hiểm y tế của Cộng hòa Liên bang Đức về đối tượng tham gia bảo hiểm, phạm vi và mức chi trả bảo hiểm y tế; từ đó đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống bảo hiểm y tế Việt Nam.</p> Tăng Thị Bích Diễm Bản quyền (c) 2024 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/415 Thu, 12 Dec 2024 00:00:00 +0700 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG BẢO HỘ, KHAI THÁC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐĂNG KÝ BẢO HỘ BÁNH ÉP THUẬN AN https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/416 <p>Bánh ép là đặc sản nổi tiếng của Thuận An, nét đẹp văn hóa ẩm thực độc đáo của Kinh đô Huế. Việc kinh doanh sản phẩm bánh ép Thuận An đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh kinh tế, xã hội và đời sống người dân. Hiện nay chính quyền địa phương vẫn chưa thực sự quan tâm về việc bảo hộ và phát triển sản phẩm bánh ép Thuận An. Đặc biệt, trong thời kỳ chuyển đổi số, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể (NHTT) giúp bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu, các thành viên và phát triển kinh tế địa phương; nhưng vẫn còn có những khó khăn cần phải đối diện. Vì vậy, trong bài viết này nhóm tác giả nghiên cứu, đánh giá khả năng bảo hộ và khai thác NHTT bánh ép Thuận An dưới tác động tích cực và hạn chế của chuyển đổi số. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đăng ký bảo hộ NHTT bánh ép Thuận An trong thời kỳ chuyển đổi số, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và bảo vệ quyền lợi của các cơ sở sản xuất kinh doanh bánh ép.</p> Nguyễn Thị Tâm Như, Lê Ngọc Huyền Bản quyền (c) 2024 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/416 Thu, 12 Dec 2024 00:00:00 +0700 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN CHẤP HÀNH XONG ÁN PHẠT TÙ TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/417 <p>Người chưa thành niên chấp hành xong án phạt tù quay trở lại với cộng đồng, họ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc tái hòa nhập xã hội như thiếu cơ hội&nbsp; học tập,&nbsp; việc làm; học vấn và tay nghề còn hạn chế, khó đáp ứng được các nhu cầu xã hội. Hiện nay pháp luật Việt Nam vẫn chưa có nhiều quy định cụ thể và chuyên biệt về các hoạt động tái hòa nhập cộng đồng cũng như những chính sách hỗ trợ cho hoạt động tái hòa nhập cộng đồng cho người chưa thành niên chấp hành xong án phạt tù. Khó khăn về mặt kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất gây ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động này. Nhận thấy đây là vấn đề cấp thiết nên việc quan tâm hỗ trợ nhóm đối tượng này là rất quan trọng, giúp họ có cơ hội sửa chữa sai lầm, phát triển nhân cách và tránh xa con đường tái phạm. Bài báo sẽ khái quát, đánh giá thực trạng quy định pháp luật, nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luật của hoạt động tái hòa nhập cộng đồng cho người chưa thành niên phạm tại tỉnh&nbsp; Thừa Thiên Huế. Từ đó sẽ đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái hòa nhập của người chưa thành niên sau khi chấp hành hành xong án phạt tù.</p> Đoàn Huyền Lê, Lê Thị Hải Bình, Hồ Thị Thuỳ Dung, Lê Nguyễn Tường Uyên Bản quyền (c) 2024 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/417 Thu, 12 Dec 2024 00:00:00 +0700 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN TRONG KỶ NGUYÊN SỐ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ DEEPFAKE https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/418 <p>Dữ liệu cá nhân ngày càng trở thành tài sản quý giá, đồng thời là mục tiêu tiềm ẩn của các cuộc tấn công mạng và các hành vi lạm dụng trong kỷ nguyên số hiện nay. Công nghệ Deepfake, với khả năng tạo ra hình ảnh, âm thanh và video giả mạo thông qua trí tuệ nhân tạo (AI), đã mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đi kèm với các nguy cơ lớn đối với quyền riêng tư và an ninh cá nhân. Thông tin, hình ảnh của cá nhân bị thu thập, thông qua thuật toán máy tính có thể giả mạo danh tính người dùng nhằm mục đích lừa đảo hoặc nhằm bôi nhọ danh dự, uy tín của người đó. Bài viết này, trên cơ sở tiếp cận phương thức hoạt động của công nghệ Deepfake và những thách thức trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân dưới tác động của Deepfake, từ đó đề xuất các giải pháp pháp lý và kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư cá nhân trong môi trường số.</p> Nguyễn Thị Trúc Mai, Lê Minh Hải, Phan Khánh Chi Bản quyền (c) 2024 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/418 Thu, 12 Dec 2024 00:00:00 +0700 CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI QUA MỘT SỐ MÔ HÌNH TRÊN THẾ GIỚI, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/419 <p>Quản lý chất thải là một trong những vấn đề được đặc biệt chú trọng bởi hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Việc xả thải một khối lượng chất thải “khổng lồ” vào môi trường đang đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả trong công tác quản lý và xử lý chất thải, nhất là trong kỷ nguyên của thời đại “chuyển đổi số”. Việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số vào quản lý chất thải là điều cần thiết. Chuyển đổi kỹ thuật số trong xử lý chất thải là việc khai thác sức mạnh của công nghệ để cải tiến, đổi mới và đảm bảo tính bền vững trong việc quản lý chất thải nói riêng và công tác bảo vệ môi trường nói chung. Trong bài viết này, nhóm tác giả sẽ tập trung giải quyết hai vấn đề chính, gồm: (1) Làm rõ vai trò của chuyển đổi số trong tác quản lý chất thải thông qua một số mô hình trên thế giới; (2) Dự báo một số vướng mắc có thể gặp phải trong quá trình chuyển đổi số trong công tác quản lý chất thải.</p> Nguyễn Văn Tiên , Lê Thảo Vy, Trương Đức Nhân Bản quyền (c) 2024 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/419 Thu, 12 Dec 2024 00:00:00 +0700