##plugins.themes.huaf_theme.article.main##
Tóm tắt
Sự độc lập của Thẩm phán là yêu cầu tiên quyết trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đảm bảo độc lập của Thẩm phán là một vấn đề pháp lý phức tạp. Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam, với đặc thù quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát lẫn nhau trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp nên Thẩm phán độc lập chủ yếu được bảo đảm bởi độc lập của hoạt động xét xử. Để bảo đảm hoạt động xét xử độc lập, Hiến pháp quy định “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm”. Việc bảo đảm nguyên tắc này được tuân thủ nghiêm minh cần được chi tiết hoá đầy đủ và toàn diện bởi các tố tụng tư pháp, hành chính và luật tổ chức Toà án nhân dân. Trong giới hạn nghiên cứu, bài viết chủ yếu phân tích thực trạng pháp luật tố tụng tư pháp, tố tụng hành chính, nhằm làm rõ một số bất cập, hạn chế của pháp luật và pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm nó.